1
Bạn cần hỗ trợ?

THÔNG BÁO TUYỂN SINH 2021

Cập nhật: 22/12/2021
Lượt xem: 301

THÔNG TIN TUYỂN SINH TRUNG CẤP NĂM 2021

TRƯỜNG TRUNG CẤP DÂN TÔC NỘI TRÚ – GDTX BẮC QUANG
Mã trường: TCD0501
Địa chỉ: - Cơ sở 1. Tổ 9 thị trấn Việt Quang Bắc Quang Hà Giang
          Cơ sở 2: Tổ 13 thị trấn Việt Quang huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang
Điện thoại: 02193.821.918
Webeite: trungcapnghedtntbacquang.edu.vn
Email: trungcapnghebacquang@gmail.com
 
II. Thông tin tuyển sinh:

III. Mô tả nghề đào tạo
1. Nghề Lâm sinh:
*Mô tả nghề Nghề “Lâm sinh” là nghề trồng cây gây rừng. Người làm nghề Lâm sinh phải thực hiện được các nhiệm vụ sau: tạo cây giống, trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng, cải tạo, làm giàu rừng và sản xuất nông lâm kết hợp trên đất nông lâm nghiệp của cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái. Để hành nghề ngưòi lao động cần có đủ sức khoẻ, cần cù, chịu khó, làm được các công việc ngoài trời, nơi địa hình phức tạp, đi lại khó khăn và khí hậu bất lợi
*Các vị trí làm việc của nghề
Người làm nghề “Lâm sinh” được bố trí làm việc tại các vị trí sau: Các trang trại, các hộ gia đình, các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước nhằm phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái; các công ty môi trường và công ty môi trường đô thị.
*Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề Thiết kế trồng rừng; nhân giống cây trồng; trồng và chăm sóc rừng; nuôi dưỡng và phục hồi rừng; quản lý bảo vệ rừng; thiết kế khai thác gỗ; khai thác gỗ và tre nứa; trồng cây ăn quả; trồng cây công nghiệp; trồng và thu hoạch một số lâm sản ngoài gỗ; trồng hoa và cây cảnh; nông lâm kết hợp; khuyến nông lâm; kinh doanh sản xuất nông lâm nghiệp.
2. Nghề Điện công nghiệp:
*Mô tả nghề Nghề Điện công nghiệp là nghề thực hiện việc lắp đặt và sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện, tủ phân phối điện, mạng điện chiếu sáng, máy điện và thiết bị điện trong các xí nghiệp công nghiệp với các môi trường trong nhà, ngoài trời, mỏ, hầm lò trong điều kiện an toàn lao động.
*Các vị trí việc làm của nghề
Người hành nghề “Điện công nghiệp” có khả năng làm việc ở các vị trí sau: Làm việc được ở các Công ty Điện lực: Tổ vận hành và quản lý đường dây, tổ bảo trì và sửa chữa đường dây; làm việc trong các trạm truyền tải và phân phối điện năng: Nhân viên vận hành; làm việc trong các công ty xây lắp công trình điện; làm việc trong các tổ cơ điện, phòng bảo dưỡng bảo trì thiết bị điện của các nhà máy, xí nghiệp.
*Các nhiệm vụ chính của nghề
Người làm nghề “Điện công nghiệp” có nhiệm vụ: Sử dụng được các loại dụng cụ đo điện năng: Vônmét, Ampemét, Ampekìm, Đồng hồ đo vạn năng, Mêgômét, Hioki… đo đúng thông số cần đo vào trường hợp cụ thể trong thực tế; Sử dụng đúng các dụng cụ an toàn điện, an toàn lao động, an toàn cháy nổ trong từng công việc; Sơ cứu cấp cứu người bị tai nạn điện; lắp đặt hệ thống cung cấp điện; lắp đặt tủ điện phân phối; lắp đặt mạng điện chiếu sáng; lắp đặt bộ điều khiển dùng công tắc tơ, các bộ điều khiển lập trình; bảo dưỡng, sửa chữa mạng động lực tủ điện phân phối; bảo dưỡng, sửa chữa bộ điều khiển dùng công tắc tơ và các bộ điều khiển lập trình; vận hành được hệ thống điều khiển tự động dùng PLC; bảo dưỡng động cơ điện một chiều và xoay chiều; sửa chữa động cơ điện một chiều và xoay chiều; quấn dây động cơ điện, máy biến áp công suất nhỏ; sửa chữa máy phát điện xoay chiều; vận hành, sửa chữa các thiết bị mỏ hầm lò như: Áptômát phòng nổ, khởi động từ phòng nổ, biến áp khoan phòng nổ; đọc và phân tích được các bản vẽ thiết kế lắp đặt điện công nghiệp; khảo sát được hiện trường để có phương án lắp đặt hoặc sửa chữa hợp lý; lắp đặt, vận hành, sửa chữa và kiểm tra, hiệu chỉnh được hệ thống cung cấp điện và thiết bị điện công nghiệp.
3. Nghề Hàn:
*Mô tả nghề  Nghề Hàn là nghề thực hiện các công việc nối hai đầu của một hay nhiều chi tiết kim loại thành một liên kết liền khối, không thể tháo rời, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt, áp lực hoặc cả nguồn nhiệt và áp lực, có sử dụng hoặc không sử dụng kim loại phụ. Trong trường hợp tạo ra liên kết liền khối chỉ sử dụng nguồn nhiệt, kim loại tại chỗ hàn cần được nung tới trạng thái chảy để tạo ra bể hàn, bể hàn sau khi kết tinh sẽ tạo nên mối hàn.Trường hợp tạo ra liên kết liền khối chỉ sử dụng áp lực, kim loại tại chỗ hàn cần được tác động một lực ép đủ lớn để các nguyên tử kim loại tại bề mặt tiếp xúc tiến sát lại gần nhau tạo nên liên kết phân tử. Trường hợp sử dụng cả nguồn nhiệt và lực ép, kim loại chỗ hàn cần được nung tới trạng thái dẻo, sau đó nhờ lực ép mà mối hàn được hình thành.
*Các vị trí làm việc của nghề
Người hành nghề Hàn làm việc trong các lĩnh vực như: Cơ khí, xây dựng, giao thông, đóng tàu, dầu khí... Mối hàn được thực hiện ở tất cả các tư thế trong không gian, công việc hàn có thể thực hiện tại xưởng tập trung, tại hiện trường hoặc trực tiếp trên kết cấu đang lắp ghép. Giá thành chế tạo của liên kết hàn thấp hơn một số phương pháp khác vì vậy đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
*Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
Người làm nghề “Hàn” có nhiệm vụ:Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hàn; hàn kim loại bằng hồ quang; hàn kim loại bằng khí cháy; hàn kim loại bằng các phương pháp khác; kiểm tra các quá trình và sản phẩm hàn; giám sát hoạt động hàn; bảo đảm chất lượng; quản lý; bảo đảm an toàn; phát triển công nghệ mới.
4. Nghề: Công nghệ thông tin:
*Mô tả nghề Nghề “Công nghệ thông tin” (Ứng dụng phần mềm) là nghề thực hiện các công việc ứng dụng phần mềm tin học để xử lý, vận hành, trên một hệ thống công nghệ thông tin (hệ thống máy tính, thiết bị xử lý thông tin) để tạo nên thành phẩm là một sản phẩm kỹ thuật số, multimedia (voice/video), một bộ cơ sở dữ liệu hoặc một bộ các thông tin dưới dạng văn bản và số hóa đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đạt năng suất chất lượng và bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn.
 *Các vị trí làm việc của nghề
Người làm nghề “Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)” thường có thể đảm nhiệm được các vị trí: Trực tiếp tham gia sản xuất sản phẩm dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở sản xuất trong nước hoặc ở nước ngoài; làm tổ trưởng tổ tin học, cán bộ kỹ thuật tin học, kỹ thuật viên tin học, bác sỹ máy tính, nhân viên kỹ thuật, nhân viên làm việc với máy tính để thiết kế và sửa chữa các sản phẩm, các mặt hàng trên máy tính; tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất sản phẩm trên máy tính với quy mô vừa và nhỏ.
*Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
Người làm nghề “Công nghệ thông tin (Ứng dụng phần mềm)” có các nhiệm vụ chủ yếu sau: Xác định phần mềm; cài đặt công nghệ; tạo môi trường làm việc; kiểm tra; tạo phiên làm việc; xử lý dữ liệu; sao lưu dữ liệu; đảm bảo an toàn; xử lý lỗi; bảo trì hệ thống.
5. Nghề: Công tác xã hội:
* Mô tả nghề: Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Như là bác sỹ xã hội, các nhân viên xã hội thực hiện những chức năng của ngành công tác xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội. Sau đây là 4 chức năng cơ bản của ngành công tác xã hội đó là: chức năng Phòng ngừa, chức năng Can thiệp, Chức năng Phục hồi, Chức năng Phát triển.
*) Các vị trí việc làm của nghề: Người học nghề Công tác xã hội có thể làm việc tại trung tâm Bảo trợ xã hội, các tổ chức đoàn thể xã hội hoặc làm cộng tác viên, tư vấn viên…
 *) Nhiệm vụ chủ yếu của nghề:
- Nâng cao năng lực của con người trong giải quyết vấn đề, đương đầu và hành động có hiệu quả.
- Nối kết thân chủ với các nguồn lực cần thiết.
- Thúc đẩy chất lượng mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội:      
- Thúc đẩy sự công bằng xã hội thông qua phát triển chính sách xã hội
.  Chăm sóc tập trung
.  Mô hình chăm sóc tại nhà.
6. Nghề chăn nuôi thú y
*Mô tả nghề
- Đào tạo kỹ thuật viên trình độ Trung cấp ngành Chăn nuôi thú y có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt; có kiến thức và kỹ năng cơ bản về lĩnh vực chăn nuôi thú y; thực hiện thành thạo các thao tác trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, chẩn đoán, điều trị bệnh và một số lĩnh vực về chăn nuôi thú y.
- Trang bị cho học sinh những kiến thức chuyên ngành chăn nuôi, thú y để có thể trình bày được phương pháp tổ chức và thực hiện công việc chăn nuôi và thú y đối với các loại vật nuôi; vận dụng sáng tạo các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước vào lĩnh vực phát triển chăn nuôi thú y.
Sau khi học xong chương trình, người học có khả năng:
- Có kiến thức cơ bản về giải phẫu - sinh lý vật nuôi, dược lý thú y, dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi, giống và kỹ thuật truyền giống để làm cơ sở tiếp thu kiến thức chuyên môn và phát triển nghề nghiệp sau này. Nắm được các khâu kỹ thuật trong lựa chọn con giống, thức ăn và quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm để áp dụng trong quản lý, phòng và trị bệnh cho vật nuôi, khám bệnh bằng nhiều phương pháp để chẩn đoán và phòng trị các bệnh thường gặp ở vật nuôi.
- Vận dụng những kiến thức đã học để thực hiện tốt quy trình chăn nuôi, phòng và điều trị được các bệnh thường gặp trên các loại vật nuôi khác nhau.
- Sử dụng thành thạo được các phương tiện kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ trong chăn nuôi và thú y.
- Lựa chọn được con giống, tổ hợp thức ăn và cân đối được giá trị dinh dưỡng của thức ăn để chăn nuôi động vật.
- Chẩn đoán được bệnh cho vật nuôi thông qua triệu chứng lâm sàng; kê được đơn thuốc điều trị.
- Sử dụng được các loại thuốc văcxin thông dụng trên thị trường để phòng và trị bệnh cho vật nuôi;
- Phân tích, đánh giá được nguyên nhân gây bệnh, đề xuất các giải pháp phòng và trị bệnh để phát triển chăn nuôi.
- Có khả năng tự tổ chức, quản lý, chăn nuôi theo quy mô gia đình, trang trại.
* Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Làm kỹ thuật viên tại các cơ quan khuyến nông; các trạm chăn nuôi thú y.
- Làm thú y viên tại các xã, phường, trong các trang trại chăn nuôi, kinh doanh lĩnh vực chăn nuôi thú y, làm nhân viên kinh doanh, tiếp thị mua, bán vật tư phục vụ sản xuất và các sản phẩm của ngành Chăn nuôi thú y cho các đơn vị kinh tế.
7. Nghề Công nghệ ô tô
*Mô tả về nghề.
- Nghề công nghề ô tô là một nghề đang được mọi người ưa chuộng nhất hiện nay:
+ Con người tăng nhanh
+ Phát triển kinh tế
+ Giao thông đi lại 
Nên đòi hỏi các công ty cần sản xuất ra nhiều phương tiện đi lại mà chủ yếu là ô tô và xe máy.
- Học nghề công nghệ ô tô học viên sau khi học xong sẽ có được:
+ Biết sửa chữa ,lắp ráp ô tô.
+ Biết quản lý tại các xưởng sản xuất, lắp ráp.
+ Bên cạnh học viên có thể hàn thành thạo các chi tiết, gia công các chi tiết hoàn   thiện.
+ Có khả năng tiếp thu công nghệ mới trong lĩnh vực ô tô
+ Kèm cặp và hướng dẫn tay nghề cho thợ bậc thấp hơn.
- Có kiến thức kỹ thuật chuyên môn về công nghệ ô tô và là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu nâng cao về chuyên ngành công nghệ ô tô.
- Thực hiện được công việc sửa chữa ô tô theo tiêu chuẩn bậc trình độ 4 trong bản mô tả khung trình độ quốc gia Việt Nam.
-  Có ý thức rèn luyện tác phong công nghiệp trong lao động nhằm đảm bảo an toàn lao động và đạt năng suất cao trong công việc.
*Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
- Người lao động kỹ thuật có trình độ Trung cấp đạt bậc trình độ 4 (Bậc 4) sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ô tô, nhà máy lắp ráp và các trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, được phân công làm việc ở các vị trí:
- Thợ sửa chữa tại các xí nghiệp bảo dưỡng và sửa chữa ô tô.
- Nhân viên tư vấn dịch vụ tại các đại lý bán hàng và các trung tâm dịch vụ sau bán hàng của các hãng ô tô.
- Công nhân các nhà máy sản xuất phụ tùng và lắp ráp ô tô./.
8. Nghề May thời trang
* Mô tả nghề
May thời trang là nghề thiết kế, cắt, may các kiểu sản phẩm may từ cơ bản đến phức tạp, thực hiện chuyên sâu ở lĩnh vực may các sản phẩm trong ngành may công nghiệp và may các sản phẩm thời trang. Đồng thời là nghề sản xuất hàng loạt các sản phẩm may mặc trên dây chuyền theo một quy trình nhất định, được thực hiện từ khâu chuẩn bị sản xuất, cắt, may, hoàn thiện, tổ chức quản lý và điều hành sản xuất nhằm đảm bảo về các tiêu chuẩn của sản phẩm và thời gian ký kết với khách hàng.
* Các vị trí làm việc của nghề
Người làm nghề May thời trang có thể trực tiếp làm việc tại các vị trí của dây chuyền may hoặc làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức dây chuyền sản xuất may công nghiệp; làm kỹ thuật viên tại các phòng kỹ thuật của các doanh nghiệp may; có thể tham gia thiết kế mẫu, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong các cơ sở sản xuất của ngành may mặc. Ngoài ra, có khả năng làm việc độc lập tại các cửa hiệu may đo.
*Các nhiệm vụ chủ yếu của nghề
Người hành nghề “May thời trang” có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Chuẩn bị kỹ thuật; cắt bán thành phẩm; may công đoạn; may ráp sản phẩm; hoàn thiện sản phẩm; thực hiện công tác an toàn và vệ sinh môi trường; quản lý và điều hành dây chuyền may; quản lý chất lượng sản phẩm; quản lý thiết bị, dụng cụ, đồ gá; quản lý vật tư, nguyên, phụ liệu; quản lý lao động.


THÔNG TIN TUYỂN SINH
Xin chào, (Thoát)
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline: 02193.823.825
trungcapnghebacquang@gmail.com
TƯ VẤN ĐÀO TẠO: 098132777 (thầy Hiện)
TƯ VẤN TUYỂN SINH: 097534310 (thầy Tuấn)
TƯ VẤN HSSV: 0915976067 (thầy Thắng)
Thư viện hình ảnh
LogoFooter
BẢN QUYỀN THUỘC VỀ trungcapnoitrubacquang.edu.vn
Trường Trung cấp Dân tộc nội trú Giáo dục thường xuyên Bắc Quang
CS1:  Tổ 9 Thị trấn Việt Quang, Bắc Quang, Hà Giang
CS2:  Tổ 13 Thị trấn Việt Quang, Bắc Quang, Hà Giang
Email: trungcapnghebacquang@gmail.com
Website: www.trungcapnoitrubacquang.edu.vn
Điện thoại: 02193.823.821
Đang Online:7
Tổng truy cập:4143696
Google +
FaceBook
Thiết kế websiteSEO - Tất Thành